Đối với những người lao động có mong muốn làm việc tại nước ngoài nhưng không đủ điều kiện chi trả cho những thị trường đắt đỏ hay không muốn đến một quốc gia quá xa xôi, Campuchia sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Quốc gia láng giềng này không chỉ gần gũi với Việt Nam về mặt địa lý, mà còn có nhiều điểm chung về văn hóa, lối sống và đặc biệt là chi phí sinh hoạt không cao. Tuy nhiên, để có thể làm việc tại Campuchia, người lao động cũng cần trang bị một số kỹ năng nhất định. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn những kỹ năng cần thiết để làm việc tại Campuchia.
1. Kỹ năng nghiệp vụ
Để làm việc hiệu quả không chỉ ở Campuchia mà ở bất cứ đâu và trong bất cứ lĩnh vực nào thì bạn đều cần trang bị cho mình những kỹ năng nghiệp vụ phù hợp. Tùy vào vị trí công tác mà nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ở người lao động các kỹ năng khác nhau, nhưng hầu hết đều cần đến kỹ năng nghiệp vụ văn phòng.
Tuy Campuchia không phải một quốc gia phát triển và thường được gắn với những công việc chân tay, nhưng thực tế không thiếu những công ty nước ngoài đặt văn phòng và tuyển dụng nhân sự tại đây. Các công ty này cũng sẵn sàng đào tạo kỹ năng cho nhân viên mới, từ nghiệp vụ văn phòng cơ bản đến những kiến thức cụ thể liên quan đến vị trí công việc, nên nếu bạn chưa có những kỹ năng này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình tìm việc làm tại Campuchia.
Tuy nhiên, việc trang bị sẵn những kỹ năng nghiệp luôn có lợi, vì điều này giúp bạn ghi điểm so với những ứng viên khác và giành được những công việc tốt hơn. Vì vậy, bạn nên cân nhắc một khóa học nghiệp vụ trước khi xuất khẩu lao động sang Campuchia.
2. Kỹ năng ngoại ngữ
Dù tiếng Khmer là ngôn ngữ chính thức của Campuchia nhưng người lao động nước ngoài không cần thiết phải biết ngôn ngữ này để có thể làm việc tại đây. Thực tế, rất hiếm người nước ngoài làm việc cho các công ty nội địa Campuchia mà chủ yếu là cho các công ty quốc tế. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn đặt văn phòng, nhà máy, v.v. ở Campuchia để hưởng lợi từ chi phí thấp và nguồn lao động dồi dào ở đây.
Thế nên khi xuất khẩu lao động tại Campuchia, bạn có thể dễ dàng tìm được một công việc sử dụng tiếng Anh hay tiếng Trung. Đặc biệt, Campuchia nhận khá nhiều đầu tư từ Trung Quốc nên các công ty Trung Quốc ở Campuchia khá phổ biến và tuyển dụng nhân sự nhiều. Ngoài ra cộng đồng người Việt tại Campuchia cũng tương đối đông đúc nên bạn có thể sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn đang có nhu cầu học ngoại ngữ để xuất khẩu lao động sang Campuchia, hãy tham khảo ngay các khóa học của Aaron. Trung tâm có nhiều chương trình đào tạo tiếng Trung và giới thiệu cho người lao động tới làm việc tại các công ty Trung Quốc ở Campuchia. Đặc biệt, bên cạnh các khóa học tiếng, Aaron còn cung cấp các khóa đào tạo về nghiệp vụ văn phòng.
3. Hiểu biết về văn hóa và lối sống ở Campuchia
Để có thể thuận lợi sinh sống và làm việc tại Campuchia thì việc trang bị những kiến thức về văn hóa và lối sống của người dân bản địa là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Về cơ bản, do vị trí địa lý tiếp giáp và quan hệ giao thương gần gũi giữa hai quốc gia, cuộc sống ở Campuchia không khác nhiều so với ở Việt Nam. Người dân Campuchia có nhiều nét tương đồng về tính cách và phong tục với người dân miền Trung và miền Nam Việt Nam, cởi mở và thân thiện. Họ không đặt nặng vấn đề tôn giáo như các nước Trung Á hay quá khắt khe về cấp bậc xã hội và quy cách ứng xử như các nước Đông Á.
Tuy vậy, người Campuchia vẫn có những quy định riêng về cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Đừng chạm vào đầu người khác, dù là trẻ con, vì đầu được người Campuchia cho là bộ phận cao quý nhất trên cơ thể người.
- Đừng giơ hay trỏ chân về phía người khác vì chân là bộ phận thấp nhất trên cơ thể. Khi ngồi, tránh bắt tréo chân để lộ lòng bàn chân hay duỗi chân mà nên ngồi quỳ trên lòng bàn chân.
- Khi chào, người Campuchia thường chắp tay trước mặt và khẽ cúi đầu với người có cùng địa vị xã hội với mình hay cao hơn. Việc chào đối tác bằng cách bắt tay cũng tương đối phổ biến, nhưng chỉ giữa nam giới với nhau.
- Dù ở Campuchia khá nóng nhưng bạn vẫn nên ăn mặc nhã nhặn, phù hợp.
- Đi gặp các nhà sư nên giữ thái độ tôn trọng, kính cẩn.